Tại sao giày bóng rổ bị mòn đế, nhanh hỏng ?
Bóng rổ là môn thể thao đối kháng nhanh, mạnh, có nhiều động tác biến tốc, đổi hướng đột ngột, dẫn đến tác động mạnh & liên tục lên đôi giày, làm mặt đế rất nhanh mòn, đặc biệt khi chơi trên mặt sân bê tông
Bên cạnh đó, từng dòng giày bóng rổ khác nhau lại phù hợp với các mặt sân khác nhau, nhiều đôi giày cao cấp trị giá nhiều chục triệu đồng có thể hỏng đế chỉ sau 1 – 2 tuần sử dụng ở mặt sân xi măng – Điển hình như dòng giày Kobe
Vì sao nên chọn giày bóng rổ outdoor, thay vì giày indoor ?
Đa số sân bóng rổ tại Việt Nam là bề mặt xi măng, bê tông, người mới tập chơi thì càng ít cơ hội tiếp xúc với sân sàn gỗ tiêu chuẩn
Vậy nên phần lớn thời gian giày sẽ sử dụng ở các sân ngoài trời. Các dòng giày bóng rổ indoor có mặt đế thiên về độ bám, khả năng chịu mài mòn kém, rất nhanh hỏng nếu dùng trên sân outdoor gồ ghề
Vậy đôi giày nào thì có thể outdoor tốt ?
Không phải ai cũng biết phân biệt đâu là đôi giày outdoor bền, thậm chí ngay cả nhiều người chơi bóng rổ lâu năm cũng chỉ nghe theo review trên mạng mà không hiểu các yếu tố quan trọng khi lựa chọn giày chơi sân xi măng
Dưới dây Choibongro.vn sẽ chia sẻ 3 yếu tố để lựa chọn giày bóng rổ outdoor, khi xem hết, chắc chắn bạn có thể đánh giá được khả năng outdoor của mọi loại giày
Đế giày bóng rổ như nào bền nhất ?
Chất liệu
Độ cứng
Mật độ vân đế
Hình dáng
Thân giày bóng rổ làm từ chất liệu nào thì bền nhất ?
Loại đệm nào sẽ bền nhất ?
chất liệu đế giày
Cùng một mẫu giày, đế cao su đặc bền hơn đế trong suốt (icy / translucent)
Gần như tất cả giày bóng rổ đều có mặt đế cấu thành chính từ cao su, nhưng một số mẫu giày có 2 phiên bản đế – Cao su trong suốt & cao su đặc
Mẫu giày bóng rổ Nike Kyrie Infinity với cả 2 phiên bản đế trong suốt & đặc
Đế cao su trong suốt
Nike Kyrie Infinity “Valentine’s Day”
Đế cao su đặc
Nike Kyrie Infinity “Aluminum”
Tuy nhiên, tiêu chí này không đúng khi so sánh các mẫu giày có mặt đế khác nhau. Mẫu giày với đế cao su trong suốt vẫn có thể bền hơn mẫu khác có đế cao su đặc nếu đáp ứng các tiêu chí tiếp theo bên dưới
Lưu ý, ở đây chúng ta không nói đến các phiên bản giày đế XDR, vì hiển nhiên, đế XDR sẽ bền hơn đế thường
Phiên bản đế XDR có độ bền cao hơn đế thường khi so sánh trên cùng một mẫu giày
ĐỘ CỨNG ĐẾ GIÀY
Đế cứng bền hơn
Hãy thử bấm móng tay vào các gân đế, nếu thấy chúng không hoặc ít biến dạng, có thể đánh giá là cứng. Còn nếu thấy quá dẻo, mềm, thì chắc chắn đôi giày đó không thể bền khi outdoor
(Minh hoạ ảnh gift bấm móng tay vào đế)
Để biết được đế có cứng hay không bạn sẽ phải sờ tận tay, nhưng nếu chỉ thông qua hình ảnh, hãy nhớ rằng, thường thì gân đế to, rộng ngang thì sẽ cứng
Mặt khác, đế cứng rất phù hợp với các mặt sân gồ ghề, lồi lõm, sẽ giúp giảm thiểu & phòng tránh chấn thương bàn chân
(Ảnh minh hoạ: sân lồi lõm)
Tất nhiên, đế quá cứng sẽ gây đau chân và mất độ “thật chân” & “cảm giác mặt sân”, cần đặc biệt lưu ý nếu cổ chân & đầu gối của bạn thường xuyên đau nhức hoặc chấn thương
(Ảnh minh hoạ: chấn thương gối)
MẬT ĐỘ VÂN ĐẾ
Loại đế có mật độ gân càng thưa thì càng bền
Do có ít gân đế tiếp xúc với mặt sân, giúp làm giảm ma sát gây mài mòn, từ đó tăng độ bền chung của mặt đế
Bên cạnh đó, trên cùng một bề mặt, mật độ gân đế dày đặc đồng nghĩa với kích cỡ mỗi vân đế sẽ nhỏ đi để đảm bảo diện tích thiết kế. Vân đế mảnh, nhỏ sẽ rất mềm, nhanh mòn, thậm chí gãy khi chịu ma sát
Mật độ dày
San sát, ít khoảng trống giữa các gân
Mật độ thưa
Có đường rãnh lớn, khoảng cách giữa các vân xa
Cần lưu tâm nếu bạn chơi ở mặt sân gạch trơn, không nên chọn mẫu giày vân đế quá thưa
(Ảnh minh hoạ: nền gạch trơn)
HÌNH DÁNG VÂN ĐẾ
Hoa văn mặt đế càng đơn giản, lặp đi lặp lại những cấu trúc giống nhau, đồng nhất về hướng thì càng bền
Các vân đế có nhiều hình dạng, xoay về nhiều hướng khác nhau, khi di chuyển sẽ phải chịu lực ma sát không đồng đều, đôi lúc quá tải lên một số khu vực nhất định trên mặt đế. Khiến đế bị mòn cục bộ ở các trọng điểm đó, lâu dần sẽ rách, thủng đế
Trong khi loại đế đơn giản thường có sự mài mòn dàn trải & đồng đều trên toàn bộ bề mặt, giúp tăng độ bền sử dụng
Hơn nữa, đế cấu trúc hoa văn phức tạp, li ti, nhiều khe kẽ rãnh nhỏ khi sử dụng ngoài trời, bụi, đá, sỏi nhỏ sẽ găm kẹt vào các rãnh này tăng độ ma sát, mài mòn mỗi lần giày tiếp đất
Đế phức tạp
Với nhiều cấu trúc sóng, hình tròn, gấp khúc về nhiều hướng khác nhau
Đế đơn giản
Duy nhất 1 dạng cấu trúc xương cá (mũi tên xếp liên tiếp) lặp đi lặp lại
Loại hoa văn đế bền & phổ biến nhất chính là dạng xương cá (herringbone) do đảm bảo tất cả các yếu tố trên (gân đế dày, rộng ngang, thưa, không đa hướng, cấu trúc lặp đi lặp lại)
Hình dạng xương cá Herringbone
Đường sóng dạng mũi tên xếp liên tục
Một số mẫu giày có vân đế dạng xương cá
Nike Kyrie 1
Nike Kyrie 3
Adidas Dame 5
Air Jordan Stay Loyal
Ngược lại, loại đế hình dạng phức tạp, đa chiều lại giúp đổi hướng, biến tốc hiệu quả hơn. Hãy cân nhắc yếu tố này nếu bạn có lối di chuyển lắt léo, nhanh chậm, đảo hướng liên tục
Kyrie Irving – Hình mẫu của lối chơi lắt léo, nhanh chậm, đổi hướng